Mục tiêu của bài thi thử PTE là xác định số điểm và đánh giá năng lực tiếng Anh hiện tại của thí sinh. Với 2 hình thức thi tùy chọn, đây là cơ hội để bạn trải nghiệm không gian thi thật đồng thời làm quen với cấu trúc đề, tích lũy kinh nghiệm, chiến thuật để làm bài hiệu quả nhất trong kỳ thi chính thức.
Nội dung bài viết
Toggle2+ Hình thức làm bài thi thử PTE phổ biến
Việc làm bài thi thử PTE có thể thực hiện theo 2 hình thức: Thi tại trung tâm hoặc thi bằng phần mềm ApeUni tại nhà. Các bạn được tùy chọn cách thức thi phù hợp với nhu cầu của mình bởi mức độ khó của đề thi là như nhau.
Làm bài thi thử PTE tại trung tâm
Vị trí chỗ ngồi trong phòng thi thử PTE tại trung tâm
Hiện nay, một số trung tâm có trang bị thiết bị hỗ trợ thi thử trên máy nên các thí sinh có thể đăng ký thi để có thêm trải nghiệm. Một số lợi ích dễ thấy khi chọn cách thức thi thử này đó là:
- Thí sinh được trải nghiệm môi trường thực tế như kỳ thi thật từ không gian phòng thi, thiết bị, quy trình và cả giám thị. Điều này sẽ phần nào giúp bạn giảm bớt lo âu, căng thẳng trước khi thi chính thức.
- Có cơ hội để rèn luyện kỹ năng làm bài và làm chủ thời gian cho từng phần thi. Đây là yếu tố quyết định đến 30% số điểm, nên nếu được hãy cố gắng thi thử 3 – 4 lần trước khi thi thật.
- Nhận được phản hồi từ đội ngũ giáo viên trung tâm và nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của mình để xây dựng phương án cải thiện số điểm tối ưu nhất.
Bạn có thể tham khảo thêm về các dịch vụ tại trung tâm ngoại ngữ PTE Life để có một trải nghiệm thi thử chất lượng.
Thi thử PTE bằng phần mềm ApeUni giống như thật
Ngoài thi tại trung tâm, nếu ở xa hoặc muốn tiết kiệm kinh phí, các bạn có thể làm bài thi thử ngay tại nhà. Theo đó, bạn có thể thi trên Apeuni – Phần mềm được thiết kế để hỗ trợ người học chuẩn bị cho kỳ thi PTE. ApeUni được đánh giá cao với những ưu điểm như:
Phần mềm ApeUni hỗ trợ luyện tập và thi thử PTE
- Giúp bạn làm quen với cấu trúc và nội dung của bài thi thật. Mức độ khó dễ đạt khoảng 85 – 90% nên kết quả số điểm sẽ tương đương với khi thi chính thức.
- Apeuni cũng tích hợp công cụ đánh giá AI, giúp nhận được phản hồi về phát âm, sự trôi chảy trong phần thi nói, và kiểm tra lỗi ngữ pháp cũng như chính tả trong phần thi viết. Đặc biệt với kỹ năng Speaking, Apeuni cho phép ghi âm và so sánh giọng đọc của mình với các mẫu chuẩn để bạn có thể tự chỉnh sửa.
- Ngoài các ưu điểm trên thì Apeuni cũng cung cấp nhiều tài liệu học tập, video hướng dẫn và mẹo làm bài thi từ giáo viên giúp bạn được tiếp cận với chiến lược làm bài hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia cộng đồng trên phần mềm để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và nhận được sự hỗ trợ từ các học viên khác.
3+ Lợi ích của việc thi thử chứng chỉ PTE
Dựa trên những ưu điểm của 2 hình thức thi thử nêu trên, người học dễ nhận thấy những lợi ích của việc làm bài thi thử PTE. Cụ thể là:
Thi thử PTE là một hình thức luyện tập hàng ngày
- Đề thi thử cung cấp mô phỏng thực tế của kỳ thi PTE chính thức, giúp người học làm quen với cấu trúc và nội dung đề thi. Từ đó, bạn có thể chuẩn bị chiến lược làm bài tốt nhất cho mình.
- Là cơ hội để bạn tăng điểm trong kỳ thi chính thức thông qua việc luyện tập và sửa lỗi liên tục. Đặc biệt, với những bạn đi học tại trung tâm, các bạn được cấp tài khoản thi thử miễn phí và có thầy cô chấm chữa nên sau mỗi lần thi thử sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm làm bài.
- Việc thi thử cũng tương tự như luyện đề hàng ngày, bạn có thể thực hiện bất kỳ lúc nào miễn là đảm bảo các yếu tố về thiết bị, âm thanh, kết nối mạng và thời gian, không gian làm bài,…
Câu hỏi thường gặp về bài thi thử PTE
Dưới đây là một số thắc mắc các bạn học viên và những người quan tâm đến PTE thường gửi về PTE Life nhờ giải đáp. Nếu bạn có chung những câu hỏi này, hãy xem ngay phần giải đáp tại đây:
Bài thi thử PTE có giống với bài thi thật không?
Thực tế, dù là bài thi thử nhưng cấu trúc đề ở các nền tảng đều đảm bảo như đề thi thật. Về mức độ khó dễ, đa số bài thi thử đều có mức độ tương đương nhau. Vì vậy, số điểm thi thử phản ánh đúng đến 85 – 90% số điểm thi thật.
Bài thi thử trên phần mềm ApeUni giống đến 99% đề thi thật
Hiện tại, phần mềm ApeUni chiếm tỷ lệ lớn người dùng tại Việt Nam, Philipines, cộng đồng người học PTE tại Isarel hay Ấn Độ. Theo đánh giá từ đa số học viên, ứng dụng này có trải nghiệm thi thử giống nhất so với đề thi chính thức, vì vậy bạn nên sử dụng app này trong quá trình luyện thi.
Nếu bạn chưa biết cách hướng dẫn đăng ký thi PTE, hãy tìm hiểu để chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới.
Làm sao để biết điểm yếu của mình qua bài thi thử PTE?
Sau khi làm bài và tự chấm bài thi thử, bạn cần liệt kê các phần trả lời sai để phân tích lỗi. Với mỗi lỗi sai tìm được, bạn cần note vào 1 cuốn sổ hoặc vào chính đề thi để ghi nhớ và tránh mắc lại lần sau.
Trong trường hợp bạn không thể tự tìm được nguyên nhân mắc lỗi & cách sửa sai, bạn có thể tham khảo ý kiến giáo viên nếu đang theo học khóa PTE tại trung tâm. Mặt khác, nếu bạn tự học tự thi thử ở nhà, hãy nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng học viên PTE trên các mạng xã hội để có lời giải đáp chính xác nhất.
Trong quá trình chuẩn bị cho kỳ thi PTE, nhiều thí sinh có thể rơi vào tình trạng căng thẳng và tìm kiếm những phương pháp giúp giảm bớt áp lực, trong đó có cả việc nghe đến các dịch vụ “thi hộ PTE“. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn trọng với những dịch vụ này, vì chúng không chỉ không hợp pháp mà còn có thể dẫn đến việc lừa đảo. Việc nhờ người khác thi hộ không chỉ vi phạm quy định của PTE mà còn có thể khiến bạn gặp phải những rủi ro không đáng có. Hãy nhớ rằng, chỉ có bạn mới có thể thể hiện khả năng thực sự của mình trong kỳ thi. Tốt nhất là bạn nên đầu tư thời gian và công sức để luyện tập và chuẩn bị thật kỹ càng cho kỳ thi, thay vì tìm kiếm những con đường tắt không an toàn.
Nên thi thử PTE bao nhiêu lần trước kỳ thi thật?
Theo chuyên gia, bạn bên tham gia ít nhất 3 – 4 lần thi thử để tích lũy kinh nghiệm làm bài thi từ quá trình làm quen với cấu trúc đề và điều chỉnh phương pháp học phù hợp sau mỗi lần thi thử.
Bạn có thể thực hành với bài thi thử PTE miễn phí trực tuyến hoặc tham gia khóa học từ trung tâm như PTE Life có bài thi thử chuẩn. Đề thi chất lượng sẽ giúp bạn có đánh giá đúng về trình độ hiện tại, từ đó dễ dàng bổ sung kiến thức và nâng cao kỹ năng trước khi thi thật hiệu quả.
Thi thử 3 – 4 lần trước khi thi chính thức để có đủ kinh nghiệm
Cần lưu ý ở những lần cuối, bạn nên thi thử trong môi trường hơi ồn một chút để làm quen với không khí trong phòng thi thật. Bởi thực tế, phòng thi PTE khá ồn khiến học viên khó tập trung làm. Đặc biệt là trong phần thi Speaking khi hầu hết thí sinh đều cố gắng nói to để bắt mic trôi chảy.
Đặc biệt, để có thêm thông tin về phương pháp và kinh nghiệm thi, tìm hiểu thêm tại thi PTE có khó không – PTE Life sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn.
Có thể nói, việc làm bài thi thử PTE là một bước chuẩn bị quan trọng cả về tâm lý, sức khỏe và kỹ năng trước khi bước vào kỳ thi chính thức. Dù vậy, người học chỉ nên thi thử 3 – 4 lần sau mỗi giai đoạn để đánh giá năng lực và cải thiện phương pháp học. Song song với đó là bổ sung kiến thức và … Có như vậy, PTE Life chắc chắn bạn sẽ tự tin và đạt được số điểm như ý.